Trước khi làm nên căn nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ thì sẽ trải qua rất nhiều nghi lễ khác nhau. Trong đó hai nghi lễ quan trọng đó là lễ phạt mộc và lễ cất nóc nhà cổ truyền. Vậy hãy cùng nhau khám phá những nghi lễ này từ những điều được bật mí dưới đây.
Hoàn thiện nhà gỗ lim 3 gian
Tại sao nên xây dựng nhà gỗ cổ truyền hiện nay
Khi mà xã hội ngày càng phát triển, những ngôi nhà hiện đại dần thay thế các kiểu nhà khác. Thế nhưng vẫn còn có một bộ phận lớn yêu thích nhà gỗ cổ truyền và tin rằng nếp nhà này còn trường tồn theo thời gian. Bởi những lý do sau đây:
- Là một ngôi nhà được thiết kế trên một sơ đồ vững chắc, mạch lạc đến từng chi tiết. Tạo nên một kết cấu vững chắc cho nhà gỗ cổ truyền. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt và độc đáo của nhà gỗ cổ truyền.
- Không gian của nhà gỗ sẽ đem lại sự thoải mái, thư giãn và bình dị của chốn làng quê Bắc Bộ.
- Căn nhà được thiết kế với phong thủy đẹp, đem lại sự cát lợi, may mắn và thịnh vượng cho những ai sinh sống trong nếp nhà gỗ cổ truyền.
- Đặc biệt hơn là kiểu nhà này được đánh giá là có tính thẩm mỹ cao, nhờ những hoa văn đục chạm trên nếp nhà gỗ. Hơn nữa bởi sự bố trí sắp xếp bên trong và ngoài của căn nhà.
Nghi lễ phạt mộc của nhà gỗ truyền thống
Phạt mộc là một trong những nghi lễ cổ truyền bắt buộc phải có khi bắt đầu xây dựng nhà gỗ cổ truyền. Nghi lễ này được diễn ra với mục đích cầu mong cho những người làm nhà được thi công thuận lợi. Ngoài ra, còn báo với tổ tiên, ông tổ nghề mộc về quá trình làm nhà gỗ cổ truyền.
Trong nghi lễ này sẽ bao gồm những người thực hiện như: bác thợ cả, đơn vị thi công nhà gỗ, gia chủ. Đồ lễ chuẩn bị cho nghi lễ cất nóc: xôi gà, rượu nước, gạo, muối, mâm ngũ quả, trầu cau…Khi đã thực hiện xong lễ cúng, thì sẽ đến công đoạn bật mực trên sào. Sào là một trong những vật dụng quan trọng và là bản vẽ thu nhỏ của nhà gỗ cổ truyền.
Công đoạn cuối cùng là bác thợ cả sẽ lấy rìu đẽo vào cột nóc. Đây là bước vô cùng quan trọng đánh dấu sự bắt đầu làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
>Xem thêm: Các mẫu tường đốc hiên đẹp ở nhà gỗ Việt Nam
Nghi lễ cất nóc của nhà gỗ truyền thống
Một nghi lễ nữa đó là nghi lễ cất nóc nhà gỗ cổ truyền. Cất nóc được thực hiện sau khi phần khung nhà đã được xây dựng hoàn thiện. Mục đích của nghi lễ cất nóc là mong ngôi nhà được vững chắc và những người sinh sống trong ngôi nhà được diễn ra suôn sẻ. Người xưa có câu “con không cha như nhà mất nóc” ở đây nóc nhà được ví như người đàn ông trụ cột trong gia đình.
Cất nóc được thực hiện tại địa điểm trên phần đất của gia chủ. Đồ cúng lễ cất nóc, ngày giờ cất nóc được xem xét một các kỹ lưỡng và cẩn thận trước đó. Khi đã thực hiện xong lễ cúng cất nóc. Thì bác thợ cả và chủ nhà sẽ lên phần nóc nhà để thực hiện đặt thanh nóc đầu tiên và khung của căn nhà gỗ cổ truyền
Thanh nóc của căn nhà được bọc trong vải đỏ, trong vải có một ít tiền lộc. Để khi đặt thanh nóc lên nhà thì phát lộc xuống bên dưới. Ý nghĩa của nghi lễ cất nóc chính là cầu mong cho việc thi công được diễn ra một cách thuận lợi nhất. Sau nghi lễ cất nóc thì chủ nhà có thể mời bà con họ hàng chung vui bằng bữa cơm thân mật.
Tóm lại trên đây là hai nghi lễ quan trọng khi xây dựng nhà gỗ cổ truyền mà bạn nên biết. Đây chính là bước giúp cho căn nhà gỗ hoàn thiện hơn. Cũng như báo cáo tất cả điều này với ông bà tổ tiên và ông tổ nghề mộc. Mong cho ngôi nhà được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ, những người sống trong ngôi nhà cũng sẽ gặp nhiều may mắn hơn.