Một ngôi nhà gỗ cổ truyền hoàn chỉnh thì không thể nào thiếu những mẫu hoa văn chạm khắc. Đây được coi là linh hồn của nhà gỗ, giúp thay đổi diện mạo của ngôi nhà thêm sang trọng và tôn kính. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu về nghệ thuật này ở những nội dung sau đây.
Video về đội thợ đục nhà gỗ Phúc Lộc
Vai trò của hoa văn trên nếp nhà gỗ cổ truyền
- Hoa văn chính là linh hồn giúp cho căn nhà gỗ trở nên nổi bật hơn. Tạo diện mạo khác biệt khiến cho căn nhà gỗ có những đặc trưng mà không kiểu nhà nào có được.
- Các mẫu hoa văn không chỉ làm đẹp ngôi nhà. Mà còn chứa đựng giá trị văn hóa về những phong tục tập quán, nét đẹp dân gian. Ngoài ra còn là những giá trị đạo đức, răn dạy con cháu về những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Các mẫu hoa văn phổ biến trên nhà gỗ cổ truyền
Hoa văn chạm khắc trên phổ biến trên nếp nhà gỗ bao gồm những mẫu sau:
- Bức tranh tứ quý: Là mẫu hoa văn điển hình, có nhiều trên các cánh cửa bức bàn nhà gỗ. Các bức tranh tùng – cúc – trúc – mai, đào lê thủ lựu, ngũ phúc lâm môn. Đều được sử dụng trên nếp nhà cổ truyền một cách quen thuộc.
- Họa tiết hoa lá lật: Được sử dụng nhiều trên kẻ hiên, con rường của nhà gỗ. Hoa lá lật là hoa văn không quá khó, nhưng lại đòi hỏi người thợ cần tỉ mỉ và khéo léo trong chạm khắc.
- Cúc hóa rồng: Đây là một họa tiết nổi bật được cách điệu đẹp mắt. Cúc hóa rồng có nhiều trên các kẻ hiên của nhà gỗ. Rồng là biểu tượng của sự quyền uy, may mắn và ý chí vươn cao trong cuộc sống. Do đó khi đục chạm cũng cần hết sức khéo léo.
- Hoa sen: Hoa văn này là đại diện cho sự tinh khiết, đẹp đẽ và may mắn đối với gia đình. Hoa sen có trên nhiều các cánh cửa bức bàn, khung song ô thoáng của nhà gỗ. Mẫu hoa văn này tuy không quá cầu kỳ, nhưng người thợ chạm cũng cần phải có kinh nghiệm.
- Các mẫu chữ thọ: Cụ thể được chạm khắc trên phần rui mè, cửa bức bàn của nhà gỗ cổ truyền. Chữ thọ được chạm khắc với ý nghĩa đại diện cho sự trường thọ, phát triển và thịnh vượng của gia đình.
Người thợ đục chạm nên có phẩm chất gì
Là một người thợ chạm giỏi tay nghề, thì luôn đòi hỏi những yêu cầu cao và khắt khe, cụ thể như:
- Có nhiều năm trong nghề, được đào tạo bài bản.
- Người thợ chạm phải đam mê và am hiểu về nhà gỗ cổ truyền
- Người thợ chạm phải là người tỉ mỉ, cẩn thận và chăm chút cho từng sản phẩm.
- Hơn nữa còn phải là người sáng tạo để có thể thổi hồn vào những tác phẩm có giá trị.
Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nghệ thuật chạm khắc trên nhà gỗ. Đây chính là những tinh hoa văn hóa được nhiều thế hệ gìn giữ từ nhiều đời nay. Vì thế chúng tôi phải phát huy hơn nữa những giá trị này trong tương lai.
>Tham khảo thêm bí quyết lựa chọn đơn vị thi công nhà gỗ cổ truyền uy tín
>Xem thêm những video hay về nhà gỗ truyền thống