Là loại hình kiến trúc được ra đời tại Huế ở thời phong kiến nước ta. Mặc dù cho đến thời đại này thì kiến trúc truyền thống nhà rường đang dần bị ít đi. Nhưng về mặt kiến trúc và thiết kế thì vẫn là niềm cảm hứng của rất nhiều người. Bởi không gian thư thái, yên bình và thôn dã. Hãy cùng tìm hiểu điều này ở trong nội dung của bài viết sau đây.
Định nghĩa về nhà rường
Xuất hiện dưới triều đại phong kiến của nước ta. Nhà rường được tạo nên từ hệ thống các cột kèo bằng gỗ, liên kết với nhau bằng các chốt và mộng. Vậy nên có thể được tháo lắp dễ dàng. Các cột nhà sẽ giúp chúng ta phân định được số gian trong nhà.
Nhà rường của Huế nổi bật lên với những điểm cụ thể như: dùng đòn bẩy đỡ mái hiên, dốc mái thẳng, cột to thường to ở phần dưới, chạm khắc nhiều hoa văn. Nhà rường ở Huế thường có 1 gian hoặc 3 gian 2 chái, với diện tích nhỏ.
Đặc điểm của kiến trúc nhà rường ở Huế
Về mặt kiến trúc
- Sở dĩ gọi là nhà rường là bởi vì có nhiều rường cột, rường kèo, mè. Được thiết kế theo lối kiến trúc chữ Đinh, Công hoặc Khẩu. Các gian trong nhà được tính bằng các hàng cột trong nhà và không có vách ngăn.
- Một mẫu thiết kế nhà rường ở Huế ba gian thì sẽ có trung bình 56 cột. Các cột đều được dựng trên đá tảng với tác dụng tránh ẩm mốc. Do số lượng các cấu kiện nhiều và lớn nên là các hoa văn chạm khắc cũng sẽ nhiều.
- Bên cạnh đó hệ thống cửa lớn che mặt tiền của ngôi nhà cũng được chạm khắc hết sức tinh tế như: tứ quý, bát cửu, chữ ho, hoa lá…mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.
- Thiết kế nhà rường thường không cao, bởi do địa hình miền trung, điển hình là Huế thường xảy ra mưa bão. Vì thế cho nên mái nhà cũng sẽ được thiết kế với độ dốc lớn để có thể dễ dàng thoát nước.
- Vì có nhiều hoa văn được chạm khắc nên mỗi một cấu kiện là một bức tranh với nhiều đề tài, hoa văn và mang tính thẩm mỹ cao
- Hệ thống vườn xung quanh nhà rường cũng được thiết kế tỉ mỉ. Trồng nhiều cây cau, chuối, đào, liễu, tránh trồng cây tùng và bách.
Về mặt kết cấu
- Phần quan trọng nhất của nhà rường phải nói đến là bộ khung gỗ hay còn được gọi là bộ giàn trò. Đây là một tổ hợp các cấu kiện bao gồm: cột – kèo – xuyên – trến – xà – đòn tay được ráp nối với nhau.
- Nền nhà rường thường được đắp bằng nền đất sạch, trộn thêm với vôi, tro để chống ẩm, chống mối. Khi đắp phải đắp bằng nhiều lớp. Ngày nay nền của nhà rường được đắp bằng đá tổ ong, đá núi hay gạch vồ. Mặt nền lát gạch bát tràng, gạch tráng men cũng có thể là để nền đất không.
Về công năng
- Các thiết kế kiến trúc truyền thống nhà rường thường có 5 gian. Gồm có 3 gian chính và 2 gian phụ. Gian chính giữa cũng thường sử dụng làm gian thờ cúng, các gian bên được dùng làm nơi tiếp khách và nghỉ ngơi sinh hoạt. Những gian ngoài cùng được bố trí làm buồng ngủ cho các thành viên trong gia đình.
Quy trình xây dựng ngôi nhà rường ở Huế
-
Xem phong thủy trước khi xây nhà rường
Khi gia chủ có nhu cầu làm nhà rường, nên xem phong thủy trước, lựa chọn khu đất tốt, phù hợp với tuổi của chủ nhân ngôi nhà. Giúp thuận tiện nhất cho việc sinh hoạt của gia chủ. Xem về cách bố trí các nội thất trong nhà, tiểu cảnh bên ngoài, các cấu kiện sao cho chuẩn mực nhất.
-
Chuẩn bị trước khi thiết kế nhà rường
Để căn nhà được xây dựng một căn thuận lợi và nhanh chóng. Thì gia chủ cần lựa chọn đơn vị xây dựng và thiết kế, chuẩn bị vật tư, chất liệu gỗ cho nhà rường. Đặc biệt là chuẩn bị kinh phí.
-
Thi công xây dựng nhà rường ở Huế
Các bước thi công lắp dựng cần tuân thủ theo đúng quy trình đã đặt ra trước đó. Tiến độ thi công và quá trình lắp dựng cũng phải tuân theo những quy tắc. Điều này sẽ khiến cho quá trình thi công và xây dựng được diễn ra theo đúng tiến độ hoàn thành.
Như vậy, từ những thông tin được cung cấp về kiến trúc truyền thống nhà rường ở Huế trên đây. Đã có quý vị và các bạn hiểu thêm nhiều về kiến trúc vùng miền. Đây chính là nét đẹp cần gìn giữ quá thời gian.