Hiên nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ không chỉ đơn thuần là nơi sinh hoạt tụ tập của cả gia đình hay ngăn cách không gian giữa trong và ngoài nhà. Mà hiên nhà gỗ còn là không gian văn hóa đậm chất cổ truyền Việt Nam. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về sự độc đáo của không gian này.
Ý nghĩa kẻ hiên nhà gỗ cổ truyền
Đặc điểm hiên nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
Phần hiên nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ là một vùng không gian đệm phân cách giữa không gian bên ngoài và bên trong nhà. Muốn bước vào trong nhà cần phải đi qua khu vực hiên này. Hiên nhà gỗ cổ truyền sẽ có những đặc điểm như:
Lòng hiên tương đối rộng
Một đặc điểm ta có thể dễ dàng nhìn thấy ở những căn nhà gỗ cổ truyền đó là phần hiên được làm với lòng khá rộng rãi. Điều này có nhiều lý do, trong đó hiên rộng để tránh cho nắng và mưa hắt vào không gian bên trong nhà. Ngoài ra, người xưa còn tận dụng không gian này cho các hoạt động sinh hoạt của mình.
Đối với những căn nhà gỗ thông hiên, hiên sẽ được bố trí dọc theo các gian nhà. Còn với những kết cấu như nhà gỗ 5 gian 2 chái, phần hiên sẽ được làm ở 3 gian chính giữa.
Cấu kiện hiên nhà gỗ cổ truyền đục chạm rất tinh xảo
Khi bước chân vào không gian hiên nhà gỗ ta sẽ thấy các cấu kiện hiên được đục chạm rất tỉ mỉ và tinh xảo, khiến cho nơi đây trở thành không gian đầy tính thẩm mỹ và trang nhã.
- Kẻ hiên: Kẻ hiên là cấu kiện đỡ lấy mái nhà gỗ cổ truyền có độ cong mềm mại. Trên kẻ hiên đục chạm rất nhiều hoa văn đẹp mắt như: tùng – trúc – cúc – mai hóa rồng, hoa văn lá lật, hoa sen, bình rượu…
- Cửa bức bàn: Cửa bức bàn có đục chạm hoa văn hai mặt với những họa tiết như ngũ phúc lâm môn, bộ tứ quý (tùng, trúc, cúc, mai), hay từ quả (đào, lê, thủ, lựu) hoặc tranh hoa sen…
- Chồng rường: Chồng rường ở khu vực vì đốc hiên có đục chạm hoa văn lá lật mềm mại.
- Ô tam sơn: Ô tam sơn trong phần hiên nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ có đục chạm những hoa văn đẹp mắt và giàu ý nghĩa như: đồng xu, cây đào, cành mai, chim chóc…
Ý nghĩa của hiên nhà gỗ cổ truyền
Hiên nhà gỗ là một khu vực có rất nhiều ý nghĩa trong căn nhà gỗ cổ truyền:
- Hiên nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ là khu vực mọi người hay tụ tập trò chuyện: Tại nhiều gia đình có đặt những bộ bàn ghế trong không gian hiên để ngồi tiếp khách hoặc thư giãn tại đây.
- Hiên dùng để phơi phóng: Khu vực hiên nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ vào những ngày mùa gia chủ hay tận dụng để phơi phóng hoặc thu gom thóc lúa vào hiên tránh mưa.
- Hiên nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ là nơi làm việc của người xưa: Hình ảnh các bà, các mẹ ngày xưa ngồi quay tơ, đan nón… tại hiên nhà có lẽ là một hình ảnh đẹp trong tiềm thức của nhiều người. Nơi đây chính là không gian làm việc của người xưa.
- Không gian ăn uống: Các cuộc tụ tập ăn uống như lễ tết, giỗ chạp đông người, mọi người thường tổ chức các mâm cỗ ngồi ăn ngay tại ngoài hiên.
- Thể hiện các nét đẹp trong văn hóa của người Việt: Nét đẹp đó được thể hiện thông qua phần ngưỡng cửa. Ngưỡng cửa nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ thường làm cao lên 1 khoảng để người ngoài bước vào phải cúi đầu nhìn xuống chân tránh vấp ngã. Hành động cúi đầu là một cử chỉ thay cho sự chào hỏi và thể hiện sự tôn trọng đối với chủ nhà.
- Giàu ý nghĩa biểu tượng: Mỗi hoa văn chạm khắc trên các cấu kiện hiên nhà gỗ cổ truyền không chỉ có ý nghĩa về mặt giá trị thẩm mỹ mà nó mang trong mình những ý nghĩa riêng. Ví dụ như hoa văn tùng, trúc, cúc, mai thể hiện sự sung túc đầy đủ quanh năm; hoa văn lá lật thể hiện sự tươi mới, hoa văn đồng xu thể hiện sự phát tài, giàu có…
Qua bài viết hôm nay chúng ta đã hiểu hơn về hiên nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Đó không chỉ một phần của căn nhà cổ truyền, mà nơi đây còn mang trong mình rất nhiều ý nghĩa về văn hóa, nếp sống người Việt xưa.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp