Giá trị độc đáo của nhà gỗ truyền thống đó chính là ở nghệ thuật chạm khắc. Điều này thể hiện được đôi bàn tay khéo léo và khối óc sáng tạo của người thợ. Bên cạnh đó những hoa văn này còn mang nhiều ý nghĩa lịch sử, khoa học, chính trị và tư tưởng…Hãy cùng nhau khám phá về điều này qua những thông tin sau đây.
Video các hoa văn ý nghĩa trong nhà gỗ cổ truyền
Sơ lược về lịch sử hình thành chạm khắc nhà gỗ cổ truyền
Đây là một trong những quá trình được hình thành từ lâu đời. Chạm khắc có lịch sử phát triển liên tục và hết sức đa dạng. Nhưng đỉnh cao trong chạm khắc nhà gỗ cổ truyền phải nhắc đến thời Lý. Vào thời kỳ này những nghệ nhân tạo ra những bức tranh chạm khắc trên nhà gỗ khó có thế hệ nào có thể tái hiện được. Điều này được chứng mình trên các công trình đình chùa, miếu phủ…
>>Xem thêm: Tại sao thiết kế nhà thờ họ lại được nhiều gia chủ tìm kiếm?
Những cấu kiện được chạm khắc trong công trình nhà gỗ
Trên nếp nhà gỗ cổ truyền các hoa văn được phổ biến trên hầu hết cấu kiện. Đặc biệt là kết cấu khung như: xà, kẻ, con rường, con lợn, kèo, vì, bẩy, câu đầu…Các khoảng không gian trống vì kèo, cánh cửa bức bàn đều được sử dụng để chạm khắc.
Trong đó thường thì các đầu kẻ sẽ chạm khắc hình rồng. Đấu chạm sen hóa. Xà, bẩy, vì chạm các điển tích về tứ linh. Các đầu bẩy chạm chữ thọ. Bên cạnh đó các cấu kiện khác thể hiện sự đa dạng của trang trí chạm khắc. Bao gồm rất nhiều đề tài, hình tượng đa dạng và phong phú khác nhau.
Như vậy có thể nói tất cả các cấu kiện, phụ kiện bằng gỗ trong công trình nhà gỗ, nhà thờ, đình chùa…đều được các nghệ nhân khéo léo chạm khắc và đưa vào những hình tượng hoa văn đẹp. Bên cạnh đó, phong cảnh phù hợp với phong cách tôn giáo, văn hóa, cấp độ và chức năng chính của công trình.
Các mẫu hoa văn được chạm khắc trên nhà gỗ truyền thống
Có 3 mẫu chạm khắc chủ yếu trên nếp nhà gỗ truyền thống. Trong đó có chạm khắc hoa văn, chạm khắc con giống và chạm khắc phong cảnh. Mỗi loại lại bao gồm khá nhiều hình dáng, bức tranh mang ý nghĩa khác nhau.
-
Chạm khắc hoa văn
Ngay từ thủa sơ khai, nghệ thuật chạm khắc gỗ đã được hình thành. Các đường nét chạm khắc hoa lá, các sản phẩm hoa lá tây mang tính nghệ thuật cách điệu đã được phát triển từ xa xưa. Cùng với nền văn hóa đa dạng và hết sức phong phú, kết hợp với sự khéo léo của các nghệ nhân những mẫu hoa lá này trở nên mềm mại, thuần việt và trở thành một đặc trưng tiêu biểu.
-
Chạm khắc con giống
Trong các nếp nhà gỗ truyền thống các mảng chạm khắc con giống mang mô típ “Tứ linh” thường hết sức phổ biến. Đây là hình tượng linh vật được thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau, xong đều có những nét cơ bản nhất như: Rồng thường gắn liền với biểu hiện của vương quyền, biểu thị sức mạnh trên các giống loài và sự mạnh mẽ. Kỳ lân là biểu tượng cho sự trung thành, nhân từ, thông thái và tài lộc. Hình tượng kỳ lân được chạm khắc tương đối phức tạp, đòi hỏi những người phải am hiểu về nhà gỗ cổ truyền. Chim phương là biết đến là chúa của những loài chim, được sinh ra từ mặt trời và lửa thiêng là biểu tượng cho Hoàng Hậu và Hoàng Thái Hậu. Rùa là hiện thân cho sự trường tồn, sức chịu đựng bền bỉ và dẻo dai. Hình tượng rùa còn được tượng trưng cho trời đất.
-
Chạm khắc phong cảnh trên nhà gỗ truyền thống
Đối với chạm khắc nhà gỗ cổ truyền thì không thể không nói đến nghệ thuật chạm khắc phong cảnh. Ở tất cả các công trình tâm linh dù lớn hay bé thì các hình tượng hoa lá, phong cảnh, mai hóa, trúc hóa…Đây đều là những hình tượng mang tính nghệ thuật cao. Đòi hỏi nghệ nhân phải có sự am hiểu nhất định về chạm khắc, nghệ thuật…
Như vậy vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu qua nghệ thuật chạm khắc nhà gỗ truyền thống. Các hình tượng được đưa vào chạm khắc của nhà gỗ đều được tuyển chọn kỹ lưỡng, với những ý nghĩa văn hóa nhân văn sâu sắc.
>Tham khảo video hay nhà gỗ cổ truyền
>Tìm hiểu thêm các thông tin về nhà gỗ cổ truyền