Nội thất nhà gỗ cổ truyền được xem là linh hồn giúp ngôi nhà trở nên chuẩn phong cách. Vậy những phần này được bày trí như thế nào và nên lựa chọn ra sao thì phù hợp. Toàn bộ những thắc mắc này sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây.
Có nên làm nhà gỗ cổ truyền hay không
Một thực tế hiện nay cho thấy liệu có nên làm nhà gỗ truyền thống hay không. Điều này được trả lời bằng sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngôi nhà gỗ cổ truyền ở nhiều nơi của các tỉnh thành cả nước. Làm nhà gỗ cổ truyền đem đến rất nhiều lợi ích cho nhà gỗ truyền thống, cụ thể như:
- Nhà gỗ cổ truyền đem đến không gian sống thoải mái và phóng khoáng. Giảm bớt được sự căng thẳng và mệt mỏi sau những giờ làm việc.
- Chất liệu bằng gỗ tự nhiên, đem đến sự mát mẻ vào mùa đông và ấm hơn vào mùa hạ.
- Không gian xung quanh căn nhà được bao bọc bởi những tiểu cảnh đẹp như: vườn cây, ao cá, sân rộng. Giúp cho căn nhà vừa được điều tiết không khí, vừa tạo sao tính thẩm mỹ cao.
- Xét về mặt phong thủy thì kiểu nhà này đem đến sự vượng khí, may mắn. Bởi gỗ là đại diện cho mộc, nhắc đến mộc là nhắc đến sự sinh sôi nảy nở, sinh trưởng tốt hơn.
Nội thất nhà gỗ cổ truyền
Đã là căn nhà gỗ cổ truyền thì không thể thiếu nội thất. Đây chính là linh hồn, là nghệ thuật bày trí giúp cho căn nhà chuẩn kiến trúc. Khác với nội thất nhà hiện đại, nội thất nhà gỗ cổ truyền có rất nhiều điểm khác biệt, cụ thể như:
-
Trường kỷ
Trường kỷ một cách dễ hiểu là bộ bàn ghế của nhà gỗ cổ truyền. Bộ bàn ghế này bao gồm 2 ghế và một bàn dài. Chất liệu được sử dụng đó là gỗ tự nhiên như: gỗ lim, gỗ gụ. Trên các bộ trường kỷ được chạm khắc nhiều các hoa văn, những bức tranh. Trường kỷ thường được đặt ở hai gian bên của nhà gỗ, sử dụng trong việc tiếp khách.
-
Án gian
Đây là phần nội thất nhà gỗ cổ truyền không thể thiếu. Được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà. Án gian hay còn có cái tên gọi khác là bàn thờ. Được thiết kế khá đa dạng, loại gỗ chủ yếu là gỗ mít, một loại gỗ tâm linh. Trên án gian được trang trí rất nhiều hình chạm khắc đẹp. Cấu kiện này được đặt ở gian chính giữa của ngôi nhà.
-
Sập gỗ
Hình ảnh quen thuộc của nhà gỗ đó là những sập gỗ rộng. Được làm từ gỗ nguyên khối, chủ yếu là gỗ lim. Sập gỗ với tính năng giống như một chiếc giường là nơi để nghỉ ngơi. Sập được đặt ở hai gian bên của nhà gỗ cổ truyền.
-
Các bộ hoành phi, câu đối
Trong nội thất nhà gỗ cổ truyền không thể thiếu các bộ hoành phi câu đối. Cũng được bố trí ở vị trí quan trọng của nhà gỗ. Trên các mẫu hoành phi câu đối được khắc các chữ viết, mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Nhằm giáo dục con cháu về những đạo lý, về những điều tốt đẹp nhất của cội nguồn.
-
Tủ chè
Các mẫu tủ chè là hình ảnh hết sức nổi bật của nhà gỗ cổ truyền. Được trang trí đẹp, chia thành các ngăn, vừa để trưng bày, vừa để cất giữ đồ dùng. Tủ chè như một biểu tượng làm nên sự độc đáo của nhà gỗ cổ truyền. Hầu như tủ chè được bày trí gọn gàng ở các gian bên, sát với tường hậu của nhà gỗ cổ truyền.
Những lưu ý khi lựa chọn nội thất nhà gỗ cổ truyền
- Lựa chọn kỹ nguyên liệu về nội thất của nhà gỗ cổ truyền
- Chú ý tới sự cân bằng giữa màu sắc của ngôi nhà và phần nội thất. Tránh để chênh lệch và mất đi bản sắc của ngôi nhà gỗ.
- Tỉ lệ phải tương xứng giữa nội thất và căn nhà gỗ cổ truyền. Đồ nội thất không nên quá to cũng không nên quá nhỏ tránh sự không tương xứng với căn nhà gỗ.
Tóm lại trên đây là một số cách gợi ý về cách bày trí và chọn lựa nội thất của nhà gỗ cổ truyền. Đây là những kiến thức giúp gia chủ phần nào hiểu hơn về nhà gỗ. Để từ đó bố trí chuẩn theo lối kiến trúc cổ truyền nhất.