Là một bộ phận không thể thiếu của nhà gỗ cổ truyền. Cửa bức bàn là nơi che chắn giúp bảo vệ căn nhà tránh khỏi những yếu tố tác động của bên ngoài. Bên cạnh đó còn thể hiện được những nét đẹp qua những đường chạm khắc các hoa văn trên cánh cửa. Vậy so với các kiểu cửa khác thì loại cửa này có gì đặc biệt.
Định nghĩa về cửa bức bàn
Cửa bức bàn là nơi đầu tiên thể hiện nét đẹp khi bước vào ngôi nhà gỗ cổ truyền. Là tấm cửa có nhiều cánh nằm giữa hai cột trong một gian nhà. Các cánh cửa thường sẽ có số chẵn như: 2,4,6…Điều này còn tùy thuộc vào diện tích của căn nhà gỗ được xây dựng.
Cánh cửa là nơi không chỉ che nắng, che mưa là ranh giới ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài nhà. Các hoa văn và họa tiết được chọn lọc để đục chạm trên các cánh cửa đều có giá trị thẩm mỹ cho toàn bộ căn nhà.
Đặc điểm của cửa bức bàn nhà gỗ truyền thống
Cánh cửa bức bàn sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật mà ít nhiều loại cửa nào có được, cụ thể như sau.
Ở cánh cửa bức bàn người ta sẽ chia làm hai loại cụ thể như:
- Cửa ghép: được phổ biến nhất là loại 4 cánh, được cấu thành từ lá cổ và pano. Cánh cửa được chia làm 5 phần, 3 phần nhỏ là khoảng đục chạm lá cổ, còn 2 phần lớn được đục chạm các bức tranh và họa tiết.
- Cửa thượng song hạ bản: Xét về mặt kết cấu thì không khác cửa ghép là mấy. Nhưng “song thượng” nghĩa là phần lá cổ ở trên không để nguyên tấm gỗ mà sẽ dùng các song gỗ như cửa sổ. Kiểu kiến trúc này thường sử dụng cho đình chùa.
Ngoài ra, cửa bức bàn được tháo lắp dễ dàng thông qua hệ thống cối xay. Vậy cho nên hết sức thuận tiện cho việc di chuyển đến nhiều địa điểm. Chất liệu làm nên các cánh cửa bức bàn chính là gỗ. Trong đó loại gỗ được sử dụng nhiều nhất đó là gỗ lim. Một chất liệu cao cấp với chất lượng tốt.
Ý nghĩa của cánh cửa bức bàn đối với nếp nhà gỗ
Không chỉ là một bộ phận không thể thiếu, cửa bức bàn nhà gỗ cổ truyền còn chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
- Cánh cửa được thiết kế với cấp bậc phân biệt trong nhà với ngoài nhà. Bậc cấp được thiết kế với độ cao vừa phải. Mục đích là để cho nhiều khách đến thăm nhà phải cúi đầu để tránh vấp ngã. Đồng thời thể hiện sự tôn kính của khách và chủ nhà. Đây chính là nét đẹp văn hóa sâu sắc mà cha ông ta gìn giữ từ nhiều đời nay.
- Các họa tiết được đục chạm trên cánh cửa bức bàn còn thể hiện được đôi bàn tay tài hoa và khéo léo của người thợ. Đồng thời cũng thể hiện được phong cách của gia chủ khi làm nhà gỗ cổ truyền.
Các mẫu hoa văn phổ biến trên cánh cửa bức bàn
Những mẫu hoa văn được đục chạm nhiều trên cửa bức bàn đều được chọn lọc rất kỹ lưỡng. Trong đó phải kể đến các mẫu hoa văn sau:
- Hoa văn tùng cúc trúc mai: Đây là hình ảnh quen thuộc thường thấy trên các mẫu cửa bức bàn. Các bức tranh tùng cúc trúc mai thể hiện cho bốn mùa trong năm. Là những loại cây biểu hiện cho sự sinh sôi, phúc lộc và gặp nhiều may mắn.
- Họa tiết hoa sen: Cũng là một trong những hoa văn quen thuộc trên các cánh cửa bức bàn. Hoa sen là quốc hoa của nước Việt Nam. Biểu hiện cho sự tinh khiết, trong trắng và đầy kiêu hãnh.
- Họa tiết lá cổ: Cũng là hình ảnh được đưa vào nhiều cửa nhà gỗ cổ truyền. Những đường nét thanh thoát của lá cổ sẽ làm cho cánh cửa trở nên tinh tế hơn.
- Các hình khối pano đặc: Thường là đục chạm bên trên của cánh cửa bức bàn. Những hình khối được đan xen vào nhau tạo nên một vẻ đẹp rất riêng biệt.
Như vậy thông qua bài viết ở trên, quý vị đã có thêm nhiều thông tin về cánh cửa bức bàn, một cấu kiện vô cùng quan trọng. Để có thể hiểu thêm về nếp nhà gỗ cổ truyền. Một kiến trúc vô cùng đặc sắc ở miền Bắc nước ta.