Kết cấu nhà gỗ cổ truyền được tập hợp từ rất nhiều bộ phận khác nhau. Trong đó thú vị nhất có thể kể đến hệ mái của những ngôi nhà cổ. Chúng được hợp thành với nhau bằng cách xếp chồng và liên kết chặt qua hệ thống mộng gỗ. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về phần mái nhà gỗ cổ truyền.
Cận cảnh lợp mái nhà gỗ cổ truyền
Đặc trưng kiến trúc mái của những căn nhà gỗ cổ truyền
Kiến trúc phần mái nhà gỗ cổ truyền có những điểm đặc trưng có thể kể đến như:
Mái nhà làm rất dốc với độ dốc luôn nằm ở mức 68%. Điều này xuất phát từ tình hình thời tiết của nước ta nắng mà mưa đan xen theo các mùa. Làm nhà mái dốc giúp cho nước mưa thoát nhanh hơn không khiến nhà bị dột, hơn thế nữa mưa sẽ không hắt vào trong nhà với kiểu mái dốc như vậy. Ngoài ra nắng cũng không thể chiếu vào tận trong không gian nhà ở.
Ngôi nhà được làm theo lối kiến trúc 2 mái hoặc 4 mái. Kiến trúc 2 mái tạo thành hình chữ A khi nhìn từ mặt đứng của căn nhà. Còn kiến trúc 4 mái tạo thành từ sự kết hợp của kiến trúc 2 mái gồm 2 mái trước sau, 2 mái trái phải.
Mái nhà làm lợp ngói, loại ngói này được làm từ đất sét có màu sắc đặc sắc và là đặc điểm nhận dạng của những ngôi nhà cổ Bắc Bộ. Khác với nhà cổ Nam bộ được lợp từ lá dừa.
Kết cấu nhà gỗ ở hệ mái gồm những gì?
Hệ thống kế cấu nhà gỗ ở hệ mái bao gồm nhiều cấu kiện liên kết chặt chẽ với nhau và với khung nhà bao gồm:
Hoành trong kết cấu nhà gỗ ở hệ mái
Đầu tiên để dựng phần mái, những người thợ sẽ phải dựng bộ khung nhà trước sau đó lắp cấu kiện hoành đầu tiên. Hoành sẽ được đặt dọc theo chiều dài của nhà. Độ dài của cấu kiện hoành làm phù hợp với chiều dài của từng gian.
>Xem thêm: Tìm hiểu về công trình nhà gỗ kẻ truyền ở miền Bắc
Hoành sẽ nằm cách đều nhau tạo thành những thanh song song. Kích thước của hoành sẽ to hơn kích thước của các cấu kiện khác bằng gỗ trên mái. Vì đây chính là cấu kiện chịu lực chính của phần mái nhà gỗ cổ.
Rui trong kết cấu nhà gỗ ở hệ mái
Sau khi đã lắp dựng hoành xong, các bác thợ sẽ tiến hành lắp dựng rui cho phần mái của căn nhà gỗ cổ truyền. Hoành được coi là dầm chính, còn rui được coi là dầm phụ trong kết cấu nhà gỗ ở hệ mái.
Rui đặt xuôi theo chiều dốc của mái. Theo thứ tự sắp đặt này rui sẽ nằm gối lên hoành và vuông góc với hoành. Khi lắp đặt trên mái nhà, rui cũng sẽ được đặt thành từng thanh song song với nhau và cách nhau những khoảng cách thích hợp.
Mè trong kết cấu nhà gỗ ở hệ mái
Sau lớp hoành và lớp rui là đến lớp mè. Người thợ sẽ tiến hành lắp dựng mè nằm chồng lên lớp rui. Lúc này khoảng cách từ mè này đến mè kia sẽ là rất nhỏ. Chỉ để vừa đủ để lợp ngói.
Mè đặt vuông góc với rui, theo cách này nó sẽ nằm song song với hoành. Đây chính là những dầm phụ trung gian ở hệ mái của nhà gỗ.
Gạch màn trong phần mái nhà gỗ
Thông thường những căn nhà gỗ cổ truyền sẽ lợp một lớp gạch màn để tạo độ phẳng cũng những chống nóng cho căn nhà. Gạch màn được làm từ đất sét thành những viên hình chữ nhật với màu hồng nhạt đặc trưng. Đối với nhiều công trình kiến trúc cổ khác, gạch màn có thể có hoặc không có khi lợp mái nhà.
Ngói ta truyền thống trong phần mái nhà gỗ cổ
Loại ngói ta truyền thống được làm từ đất sét nung với phương pháp thủ công đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Loại ngói này có ưu điểm màu sắc đỏ rất đẹp. Ngoài ra chúng có tác dụng tản nhiệt, giúp cho những căn nhà ngói luôn mát mẻ ngay cả khi thời tiết nóng.
Vì làm từ đất sét và nung theo phương pháp thủ công nên những viên ngói cổ sẽ mọc rêu phong tạo vẻ cổ kính đẹp mắt.
Kết cấu nhà gỗ ở hệ mái là một bộ phận quan trọng để hoàn thiện một kết cấu nhà cổ truyền kiên cố và có tính liên kết bền vững. Những phương pháp làm mái và lắp dựng cần phải có những người thợ lành nghề và có tay nghề cao mới đảm bảo tính thẩm mỹ và ứng dụng của mái nhà.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp