Nhắc đến nhà gỗ 3 gian là nói về một nền kiến trúc ít kiểu nhà này có thể vượt qua được. Mẫu nhà không quá lớn, nhưng đầy đủ mọi không gian từ thờ cúng cho đến nghỉ ngơi chung. Vậy đây chính là một sự lựa chọn hoàn hảo mà quý vị và các bạn không nên bỏ qua khi có ý định làm nhà gỗ.
Nhà gỗ 3 gian cổ truyền là gì?
Nhà gỗ 3 gian cổ truyền Bắc Bộ được xuất hiện từ lâu đời. Phân bố chủ yếu ở các làng quê Bắc Bộ của Việt Nam. Được thiết kế với kết cấu chặt chẽ và mạch lạc đến từng chi tiết. Với hình ảnh bên ngoài giản dị và mộc mạc. Bên trong thì vô cùng đặc sắc với hệ khung vững chắc và những hoa văn chạm khắc thủ công bằng tay.
Kiểu nhà gỗ này thì gian chính giữa sẽ được bố trí làm nơi thờ cúng với phần nội thất như: án gian, hoành phi câu đối, cửa võng. Hai gian bên được sắp đặt là nơi nghỉ ngơi với phần nội thất chính đó là: sập, trường kỷ, tủ chè, bức lách…Bối cảnh xung quanh ngôi nhà cũng làm cho căn nhà luôn mát mẻ vào mùa nóng và ấm hơn vào mùa lạnh.
Những ưu điểm và đặc trưng nổi bật của nhà gỗ 3 gian
Có rất nhiều lý do mà mẫu nhà gỗ 3 gian cổ truyền này được yêu thích đến vậy, cụ thể như:
- Kinh phí xây dựng không quá lớn, thích hợp với điều kiện tài chính của nhiều gia đình khi có nhu cầu làm nhà gỗ 3 gian.
- Về tuổi thọ của căn nhà được đánh giá cao. Và thực tế cho thấy những căn nhà gỗ 3 gian Bắc Bộ được xây dựng từ hàng trăm năm trước vẫn còn tồn tại theo thời gian.
- Kết cấu của ngôi nhà được hợp thành bởi nhiều cấu kiện với những tên gọi dân gian như: cột, xà, kẻ, hiên, bẩy, con lợn, con rường…Tất cả được liên kết với nhau bởi các mộng tạo nên một sự chắc chắn vô cùng lớn.
- Về yếu tố phong thủy như: hướng đất, thế đất, mặt bằng xung quanh đều được bố trí rất thích hợp. Phong thủy ảnh hưởng rất nhiều đến tài lộc và sự thịnh vượng của gia đình.
- Về thẩm mỹ nhà gỗ 3 gian cổ truyền không hề thua kém bất cứ mẫu nhà gỗ cổ truyền này. Được chạm khắc thủ công các hoa văn. Sự phối hợp tinh tế của các hoa văn trên nếp nhà trong đó phải kể đến các hoa văn như: tùng – cúc – trúc – mai, mai điểu, chạm hóa rồng, phượng, các loại lá…
- Thời gian hoàn thành căn nhà gỗ cổ truyền này cũng ngắn hơn so với những kiểu nhà khác. Giúp cho gia chủ không phải chờ đợi quá lâu.
- Không gian bên ngoài nhà gỗ cổ truyền được bố trí xanh mát. Với nhiều cây cảnh, cây ăn quả, cây lấy bóng mát. Bên cạnh đó còn thiết kế thêm hồ nước, ao cá để điều tiết bầu không khí.
Những lưu ý khi thiết kế nhà gỗ 3 gian cổ truyền
- Chú ý đến chất liệu xây dựng nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Bởi hiện nay có rất nhiều loại gỗ được xây dựng trên nhà gỗ cổ truyền. Trong đó những loại gỗ sử dụng nhiều nhất đó là: gỗ lim, gỗ mít, gỗ hương, gỗ xoan…
- Bố trí hệ thống ánh sáng hợp lý, giúp nổi bật các hoa văn trong căn nhà gỗ cổ truyền.
- Lựa chọn những cây trồng hợp phong thủy xung quanh căn nhà. Ví dụ như: cây cau, cây chuối, cây tùng, các loại hoa dây.
- Chuẩn bị kinh phí để tốt nhất quá trình dựng nhà được diễn ra mà không hề bị gián đoạn.
Qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên về nếp nhà gỗ 3 gian cổ truyền. Đã cho quý vị hiểu hơn với nền kiến trúc phát triển rực rỡ này. Từ đó góp phần vào công cuộc giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống.