Khi nhắc đến những ngôi nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ, người ta luôn nghĩ ngay đến các ngôi nhà gỗ 3 gian, 5 gian. Thế nhưng về mặt kết cấu, đặc điểm ra sao và khi xây dựng nhà gỗ cổ truyền cần lưu ý những gì thì nhiều gia chủ còn rất băn khoăn. Vậy thì bài viết dưới đây sẽ giúp quý vị giải đáp toàn bộ thông tin trên.
Khái niệm về nhà gỗ kẻ truyền
Nhà gỗ kẻ truyền là một trong những mô hình nhà gỗ, nhà ở truyền thống của Việt Nam. Xuất hiện từ rất lâu đời, cho đến nay vẫn còn gìn giữ được về mặt kết cấu. Đây chính đại diện điển hình của biểu tượng văn hóa dân tộc của Việt Nam.
Kiểu nhà này hết sức đặc biệt là chất liệu chính gỗ tự nhiên. Trong đó phải kể đến các loại gỗ như: gỗ lim, gỗ mít, gỗ xoan…Bởi đây là loại gỗ đảm bảo được độ bền bỉ, tuổi thọ cao và tính thẩm mỹ đẹp. Có phần ngói được lợp ngói ta và thêm một mảnh sân vườn rộng ở phía trước.
Phân loại nhà gỗ kẻ truyền
Có nhiều cách phân loại nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ. Và một trong số những cách phải kể đến như:
- Phân loại theo số lượng gian nhà: thường sẽ là gian lẻ 3 gian, 5 gian, 7 gian. Điều này còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng gia đình khác nhau.
- Phân loại theo chức năng của nhà gỗ kẻ truyền: nhà thờ từ đường, nhà thờ họ, nhà ở, nhà gỗ sân vườn.
Tuy khác nhau về số lượng cũng như mục đích sử dụng. Nhưng về cơ bản đều tuân theo một kết cấu nhất định.
Đặc điểm nổi bật của nhà gỗ kẻ truyền
Mẫu nhà gỗ kẻ truyền với kết cấu thông thoáng. Điều này thể hiện ở cách bố cục của nhà gỗ bao gồm 3 phần chính, hệ thống cột, mái nhà và các hoa văn chạm khắc trên nhà gỗ. Ngoài ra còn thể hiện ở nhiều yếu tố khác nhau như:
- Theo kinh nghiệm tự nhiên và phong thủy thì nhà gỗ cổ truyền thường đặt theo hướng Nam và Đông Nam. Mục đích là chống nóng về mùa hè và lạnh lẽo vào mùa đông. Mặt bằng nhà sẽ có hình chữ nhật gồm 3 gian 2 chái. Không có vách ngăn nên khoảng không gian chung luôn rộng rãi.
- Chức năng của từng gian sẽ được phân ra rất rõ ràng. Gian chính bao giờ cũng làm nơi thờ cúng gia tiên. Những gian biên còn lại sẽ được làm nơi nghỉ ngơi tiếp khách .
- Đúng theo kết cấu của nhà gỗ kẻ truyền ngày xưa thì sẽ có hàng hiên trước sân rộng mang nhiều chức năng như: tiếp khách, để lương thực, làm không gian phục vụ hiếu hỷ và vui xuân trong nhiều dịp lễ tết.
Đây là một kiểu kiến trúc được xây dựng và trải qua rất nhiều thăng trầm lịch sử. Kết cấu này tuy ngày nay đã có nhiều sự thay đổi để phù hợp hơn. Nhưng về cơ bản thì vẫn giữ nguyên được giá trị văn hóa tinh thần của người dân Bắc Bộ.
Những lưu ý khi xây dựng nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ
Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ là một trong những kiến trúc nhà cổ trường tồn với thời gian. Vậy nên cần nắm được những lưu ý sau khi xây dựng mà chúng tôi cung cấp sau
- Lựa chọn chất liệu cho ngôi nhà: Để đảm bảo căn nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ được chắc chắn và có độ bền theo thời gian. Thì quý vị nên cân nhắc kỹ việc lựa chọn gỗ. Các loại gỗ lựa chọn phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng, tính thẩm mỹ.
- Chuẩn bị kinh phí xây dựng chu đáo: Quý vị nên chuẩn bị khoản kinh phí thật chu đáo để quá trình thi công xây dựng nhà gỗ bị gián đoạn. Đây cũng là những lưu ý mà nhiều gia chủ cần có sự chuẩn bị tốt.
- Phong cách thiết kế: Điều này cũng vô cùng quan trọng. Mỗi một gia đình sẽ có những gu thẩm mỹ khác nhau. Thế nhưng vẫn phải đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và thờ cúng.
Từ nội dung tổng thể về nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ mà chúng tôi cung cấp trên đây. Hy vọng rằng đã cho quý vị có nhiều thông tin bổ ích nhất. Để những ai đã và đang có ý định làm nhà gỗ cổ truyền sẽ thuận lợi trong quá trình thiết kế và thi công. Nhằm giữ lại những giá trị kiến trúc văn hóa sẵn có.