Chúng ta hẳn là đã biết đến nhiều ngôi nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ. Thế những quy trình làm ra chúng như thế nào thì còn là thắc mắc của nhiều người. Điều này sẽ được giải đáp ở trong nội dung bài viết dưới đây.
Video nhà gỗ lim 3 gian có hậu cung
Đôi nét về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
Trong lịch sử kiến trúc, nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ được coi là ngôi nhà có kết cấu mà ít kiểu nhà nào có thể vượt qua. Với hai màu sắc nổi bật của gỗ và phần mái nhà đỏ tươi. Nhà gỗ Bắc Bộ được chia thành nhiều gian khác nhau, các gian đa số là số lẻ như: 3 gian, 5 gian, 7 gian…Phân theo chức năng: nhà để ở, nhà thờ họ, nhà từ đường, nhà gỗ sân vườn…
Các hoa văn chạm khắc trên nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ đều được chạm bằng tay. Hoa văn thường sẽ là các bức tranh, các con giống, hoa lá, cỏ cây…Ở kiểu nhà này còn hiện lên với hình ảnh giếng nước, sân vườn, cây cối. Tạo được cảm giác thoải mái cho những ai sinh sống trong căn nhà gỗ.
Những bước làm nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
Để tạo nên một căn nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ. Sẽ trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau, theo một trình tự nhất định. Cụ thể như sau
-
Bước 1: Lên ý tưởng thiết kế nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
Công đoạn đầu tiên để làm nên một căn nhà gỗ cổ truyền đó là việc lên ý tưởng thiết kế. Quý vị muốn làm nhà gỗ 3 gian hay 5 gian. Làm căn nhà với mục đích để thờ cúng hay là để ở hoặc cả 2. Xác định được mục đích từ đó mới có thể lên ý tưởng hoàn thiện. Từ đó các kiến trúc sư sẽ thể hiện ý tưởng của gia chủ thông qua bản vẽ thiết kế.
-
Bước 2: Tiến hành tính toán kích thước những cấu kiện
Sau khi đã có được bản vẽ và thống nhất được toàn bộ thông số cơ bản. Thì người thợ bắt đầu công đoạn nảy mực để tính toán kích thước và cấu kiện, độ dốc mái. Và sau đó sẽ làm công đoạn bật mực trên sào, để vạch ra những thông số kích thước. Nhờ vậy mà quy trình này sẽ diễn ra trôi chảy hơn.
-
Bước 3: Lựa chọn gỗ và sơ chế gỗ cho ngôi nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
Sau bước này sẽ là việc lựa chọn gỗ và sơ chế gỗ thành các cấu kiện. Đây cũng là bước làm nhà gỗ quan trọng, bởi vì nhà gỗ mặc dù là nguyên liệu khá phong phú và dồi dào. Thế nhưng nếu không biết lựa chọn thì sẽ gây lãng phí khi làm nhà gỗ cổ truyền.
>Xem thêm: Tổng hợp các mẫu nhà gỗ 3 gian miền Bắc được thi công nhiều
-
Bước 4: Quá trình xàm đóng và tạo mộng
Khi bước chọn gỗ ra thành các cấu kiện xong thì sẽ đến quá trình xàm đóng và tạo mộng. Đây là bước then chốt tạo sự liên kết cho khung nhà gỗ cổ truyền. Công đoạn này cần phải có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm trong thi công. Thì mới có thể làm ra những sản phẩm đẹp và khớp nhau.
-
Bước 5: Chạm khắc hoa văn nhà gỗ
Tiếp theo đó là khâu chạm khắc hoa văn trên toàn bộ cấu kiện của nhà gỗ. Nhóm đục chạm bắt đầu vẽ phác họa, chạm thôi và đục đường nét của nhà gỗ cổ truyền. Trong mỗi cấu kiện sẽ có những hoa văn khác nhau, sự tinh tế và phức tạp khác nhau. Để sao khi ngôi nhà được lắp dựng sẽ cân xứng và hài hòa nhất.
-
Bước 6: Hoàn thiện và chuyển đến địa điểm lắp dựng
Công đoạn cuối cùng của nhà gỗ cổ truyền tại xưởng đó là bắt đầu tạo độ bóng, nhẵn cho cấu kiện. Sau đó sơn PU để tránh mối mọt trong quá trình sử dụng. Sau đó sẽ bọc lại và vận chuyển lên xe đến để lắp dựng nhà gỗ cổ truyền.
-
Bước 7: Lắp dựng và hoàn thiện bàn giao cho chủ nhà
Khi đã gia công xong tại xưởng thì các cấu kiện sẽ được di chuyển và lắp dựng tại địa điểm nhà của gia chủ. Đây là khâu then chốt giúp cho ngôi nhà nhà có thể tiến tới hoàn thành tốt nhất. Khi đã xong toàn bộ thì người thợ sẽ tiến hành kiểm tra ngôi nhà lại một lần nữa. Và sau đó sẽ bàn giao cho gia chủ đưa vào sử dụng.
Như vậy những thông tin đã cung cấp ở trên đã cho chúng ta biết được quy trình làm nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ. Mặc dù trải qua rất nhiều công đoạn, nhưng thành quả mà chúng ta cũng như gia chủ nhận được sẽ là một công trình đầy tính thẩm mỹ và ứng dụng.