Xây bình phong trước nhà giúp tô điểm cho ngôi nhà thêm đẹp mắt và bề thế. Không những vậy, bình phong còn như một người bảo vệ giúp khu đất được bình yên. Nếu các gia chủ đang tìm kiếm một vật dụng trang trí vừa đẹp mắt, vừa có ý nghĩa phong thủy cho ngôi nhà của mình, tấm bình phong nhà gỗ cổ là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Tấm bình phong là gì?
- Bình phong là một vật trang trí thường được thấy ở các công trình kiến trúc cổ như: đình, chùa, miếu mạo và đặc biệt là nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Tấm bình phong phổ biến với hình dáng giống với chiếu chỉ của các vua.
- Có thể hiểu “bình” nghĩa là che chắn còn “phong” là gió nên tấm bình phong có công dụng che chắn, bảo vệ ngôi nhà. Vì vậy mọi người thường xây bình phong trước nhà để khu đất được bình yên, không bị thế lực xấu xâm hại.
4 lưu ý khi xây bình phong trước nhà
Tham khảo các lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng được một tấm bình phong trước nhà đẹp mắt, phù hợp với phong thủy và mang lại nhiều lợi ích cho ngôi nhà.
Vị trí đặt bình phong
- Theo phong thủy, bình phong đá có tác dụng che chắn tà khí, mang lại may mắn và bình an cho gia chủ. Do đó, vị trí đặt bình phong đá cần phù hợp với mệnh của gia chủ để phát huy tối đa tác dụng phong thủy.
- Vị trí đất là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng bình phong, bởi việc chọn sai vị trí sẽ phải đập đi làm lại, gây tốn kém. Ngoài ra, bình phong sai chỗ còn có thể gây phản tác dụng.
- Trong khuôn viên nhà gỗ, các gia chủ thường lựa chọn xây bình phong trước nhà. Bình phong sẽ được đặt ở vị trí trung tâm của sân trước nhà (trước cổng ra vào).
Kích thước bình phong
- Vì xây bình phong trước nhà nên kích thước tấm bình phong cần cân đối với tổng thể khuôn viên. Kích thước bình phong còn phụ thuộc vào diện tích khuôn viên nhà.
- Kích thước tấm bình phong thường được đo bằng thước lỗ ban để có được số đo chính xác nhất. Thông thường nhà gỗ 3 gian sẽ sử dụng bình phong 107x173cm với ý nghĩa đại cát, tài vượng. Nhà 5 gian thường có bình phong 147x217cm để phù hợp với diện tích ngôi nhà.
Chọn chất liệu làm bình phong
- Các gia chủ xây bình phong trước nhà gỗ cổ truyền thường sử dụng chất liệu đá và bê tông. Bởi bình phong được đặt ngoài trời không có gì che chắn nên sử dụng vật liệu đá và bê tông sẽ ít bị hao mòn, có độ bền cao trước thời tiết khắc nghiệt.
Chọn hoa văn trên bình phong
- Dù sử dụng chất liệu đá hay bê tông thô cứng nhưng cũng không thể cản được sự sáng tạo của các nghệ nhân. Một số mẫu hoa văn phổ biến trên tấm bình phong như: long cuốn thủy, tứ linh tứ quý, mãnh hổ, ngũ phúc lâm môn,…
- Xây bình phong trước nhà có công năng là bảo vệ ngôi nhà nên các nghệ nhân thường chạm khắc, đắp vẽ những con vật thần thoại uy nghiêm làm nhiệm vụ trấnchấn áp như: kỳ lân, long mã, rồng, hổ
Xây bình phong trước nhà với một số mẫu thường gặp
Dưới đây là một số mẫu bình phong thường gặp ở nhà gỗ cổ truyền, xin mời quý vị và các bạn tham khảo.
Bình phong kiểu cuốn thư cổ
- Mẫu xây bình phong trước nhà được ưa thích và lựa chọn nhiều nhất là hình dáng cuốn thư cổ. Mẫu này mô phỏng cuốn chiếu chỉ, chiếu thư của nhà vua khi xưa.
- Một bên cuốn thư được khắc hình bút lông tượng trưng cho học vấn và đức tính cần cù. Một bên là hình cây kiếm tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm và ý chí sắt đá.
- Mẫu cuốn thư này muốn gửi gắm và nhắc nhở những thế hệ sau nên học tập và rèn luyện những đức tính tốt đẹp của cha ông, những người có công với dòng họ và đất nước.
Bình phong kiểu cuốn thư, cột đèn
- Xây bình phong trước nhà theo kiểu này sẽ được chạm khắc cuốn thư ở giữa và hai cột đèn hai bên, viền trên cuốn thư có thể là cặp lồng, hoa lá, mặt nguyệt. Biểu tượng đèn đi với sách có ý nghĩa mong muốn con cháu hãy chăm chỉ dùi mài kinh sử, chăm chỉ đèn sách sẽ có ngày đỗ đạt và làm rạng danh gia tộc.
Bình phong hình dáng khác
- Loại cuối cùng khi xây bình phong trước nhà là bình phong không theo hình dáng cuốn thư, loại này rất phong phú và đa dạng về kiểu dáng tùy theo mong muốn của gia chủ. Trên bức chấn phong sẽ vẽ hoặc chạm khắc trang trí thành một tiểu cảnh bắt mắt.
Xây bình phong trước nhà không những để trang trí làm đẹp cho khuôn viên nhà và còn mang ý nghĩa chấn phong bảo vệ ngôi và và vận khí của gia chủ. Bình phong mang nét đẹp truyền thống phù hợp với không gian nhà gỗ cổ truyền. Các gia chủ đang có nhu cầu tham khảo mẫu nhà gỗ có tấm bình phong đẹp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp